Những điều cần biết về chuyển giao quyền đối với giống cây trồng

Thế mạnh của nước ta trước nay được ghi nhận là canh tác nông nghiệp. Trong đó, quyền đối với giống cây trồng là một quy định sở hữu trí tuệ hiện đang được nhiều chủ thể trong nghề nông quan tâm. Trong khuôn khổ bài viết này, A&S Law sẽ bàn luận chi tiết về các quy định pháp luật với chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

1. Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng tức là chủ văn bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện các hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.

Nếu quyền sử dụng giống cây trồng có nhiều đồng sở hữu thì việc chuyển giao quyền sử dụng cho người khác phải được tất cả các đồng chủ sở hữu đồng ý.

Khi chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải có hợp đồng bằng hình thức văn bản.

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có các điều khoản làm hạn chế quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng bất hợp lý, đặc biệt những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không bảo vệ các quyền đó.

2. Quyền của các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng

Bên chuyển giao quyền sử dụng có quyền cho phép hoặc không cho phép bên nhận chuyển giao lại quyền sử dụng đó cho các bên thứ ba khác.

Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng có các quyền liệt kê sau đây:

  • Chuyển giao quyền sử dụng cho các bên thứ ba, nếu được phép của bên giao quyền sử dụng.
  • Yêu cầu bên giao quyền sử dụng tiến hành các biện pháp cần thiết và phù hợp để chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ ba gây thiệt hại, tổn thất cho mình.
  • Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn các hành vi xâm phạm của bên thứ ba, nếu trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng không thực hiện quy định đã nêu bên trên.

3. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là chủ văn bằng bảo hộ  giống cây trồng thực hiện chuyên giao cho bên nhận chuyển nhượng, Bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục pháp định.
Nếu quyền với giống cây trồng có nhiều đồng sở hữu thì khi chuyển nhượng cho người khác phải được tất cả các đồng chủ sở hữu sự đồng ý của.
Khi chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải có hợp đồng bằng hình thức văn bản.
Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà nước được tiến hành theo quy định Luật chuyển giao công nghệ.

4. Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

a) Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Trong các trường hợp dưới đây, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần chủ văn bằng bảo hộ hoặc người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng đồng ý:

  • Sử dụng giống cây trồng với mục đích phi thương mại, công cộng, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh dinh dưỡng và lương thực cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.
  • Người có năng lực và nhu cầu sử dụng giống cây trồng không thoả thuận được với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng cho dù trong khoảng thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và điều kiện thương mại thoả đáng.
  • Người độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm, theo pháp luật về cạnh tranh.

Người độc quyền sử dụng giống cây trồng có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi những căn cứ chuyển giao bên trên không còn nữa và không có khả năng xuất hiện lại, miễn là việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng.

b) Điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Các quyền sử dụng giống cây trồng mà được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Quyền sử dụng được chuyển giao không là quyền độc quyền.
  • Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ giới hạn trong thời hạn và phạm vi đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao; chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định khác.
  • Người đã được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ khi chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình, và không được chuyển giao các quyền sử dụng thứ cấp cho người khác.
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thoả đáng cho người độc quyền sử dụng giống cây trồng, dựa vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong các trường hợp cụ thể, thích hợp với khung giá đền bù quy định bởi Chính phủ.
Câu hỏi thường gặp

TRẢ LỜI:

# Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 quy định như sau:

1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

TRẢ LỜI:

Hiện nay Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự làm hoặc Ủy quyền đăng ký qua Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp

Đại diện sở hữu công nghiệp → Giống như Kiểu Công ty Luật A&S 

Có thể khái quát việc nộp đơn như sau

1. NỘP ĐƠN QUA ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hồ sơ gồm: 

- GIẤY ỦY QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN 

- MẪU ĐƠN (10 MẪU 8X8 CM)

2. TỰ NỘP ĐƠN

CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY LÀ CHỦ ĐƠN 

  1. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  2. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  3. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  4. Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là Công ty (CÁ NHÂN KHÔNG CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ KINH DOANH) 

NHÃN HIỆU TẬP THỂ

1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

3. Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

4. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

5. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

6. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Trả lời

- Tra cứu thương hiệu độc quyền cơ bản, sơ bộ: Trong dạng này, thời gian tra cứu thương hiệu độc quyền sơ bộ chỉ mất 03 đến 05 tiếng để tra cứu. Tuy nhiên, việc tra cứu này không đảm bảo được chính xác thương hiệu có sự trùng lặp, tương tự hay không vì dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp trên trang dữ liệu quốc gia đã được cập nhật trước thời điểm tra cứu 03 tháng, tức là tại thời điểm tra cứu thì các đơn mới nộp trong khoảng 03 tháng trở lại đây là chưa được cập nhật trên dữ liệu quốc gia nên không thể tra cứu chính xác 100%.

Link tra cứu miễn phí: 

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

- Tra cứu thương hiệu độc quyền chi tiết, nâng cao: Trong dạng tra cứu này, độ chính xác đạt cao nhất, được tiến hành bởi các chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tỷ lệ đăng ký thương hiệu độc quyền cao nhất, các chuyên viên, chuyên gia sẽ thẩm định và kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để có cở sở điều chỉnh lại thương hiệu sao cho phù hợp nhất.

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU 

Trả lời

CÓ HAI CÁCH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. NGƯỜI NỘP ĐƠN TỰ NỘP

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại một trong ba địa chỉ sau:

- Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Lưu ý: Hai văn phòng đại diện chỉ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký, còn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền chỉ có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội.

2. NỘP ĐƠN THÔNG QUA ĐẠI DIỆN SHCN A&S LAW FIRM

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU →

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền với thời gian của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng 01 tháng đến 03 tháng;

- Giai đoạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;

- Giai đoạn đăng công bố lên Công báo A từ 4-6 tháng từ ngày chấp nhận hình thức đơn

- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng từ 14 tháng đến 16 tháng;

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ dao động trong khoảng 24 tháng đến 26 tháng theo quy định của pháp luật.

Trả lời

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM LÀ 10 NĂM VÀ ĐƯỢC GIA HẠN KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LẦN CĂN CỨ

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

” Giấy chứng nhận nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Trả lời

NHÃN HIỆU CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC

HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG GỒM

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần các giấy tờ:

Bản gốc của giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu or văn bản bảo hộ; Kèm thêm 2 bản hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải có chữ kỹ từng trang. Mộc đỏ của con dấu " Nếu có "; Thêm vào là giấy ủy quyền từ bên chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng / chuyển giao nhãn hiệu theo quy định pháp luật và hợp đồng 2 bên thỏa thuận.

Thời gian hoàn tất việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao nhãn hiệu là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Đăng ký nhãn hiệu | How to set up representative office in Vietnam? | Trademark registration in Vietnam