Chuyển nhượng quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một. Hoặc một số hành vi thuộc quyền sừ dụng đối với giống cây trồng của mình. Vậy vấn đề này được quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định.
Khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ. Họ có thể ủy quyền cho đại diện sở hữu trí tuệ để tiến hành thủ tục nêu trên. Việc tiến hành được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Về hình thức, việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được làm thành hợp đồng bằng văn bản. Cụ thể trong đó bao gồm các nội dung sau:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
– Căn cứ chuyển nhượng;
– Nội dung chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng;
– Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Cần lưu ý, trong hợp đồng các bên thoả thuận về những điều khoản cơ bản của hợp đồng như đối tượng. Phạm vi, thời hạn, giá cả… Ngoài ra, pháp luật còn quy định trong hợp đồng không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lí quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng. Đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao. Hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó.
2.Hồ sơ tiến hành đăng ký chuyển nhượng giống cây trồng
– 02 bản Tờ khai đăng ký theo mẫu;
– 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ). Hợp đồng làm bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt. Từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai.
– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ bằng bảo hộ giống cây trồng;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu. Đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh. Việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định này
3. Các bước thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện là Cục Trồng Trọt thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
Các bước thực hiện thủ tục bao gồm:
Bước 1: Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật. Bên nhận chuyển nhượng phải đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Ngoài ra phải nộp lệ phí theo quy định.
Bước 2: Cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiếp nhận bản đăng ký hợp đồng chuyển nhượng. Và làm thủ tục thông báo xác nhận quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng cho bên nhận chuyển nhượng.
4. Thời hạn thực hiện chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Hồ sơ chuyển nhượng được thẩm định trong vòng 30 ngày. Và nếu được xem là hợp lệ, Cục trồng trọt sẽ cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong đó ghi nhận chủ sở hữu mới là bên nhận chuyển nhượng. Ngoài ra việc thay đổi quyền sở hữu đối với giống cây trồng cũng được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia. Cụ thể sẽ được ghi nhận về giống cây trồng được bảo hộ. Và công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.
Việc thực hiện chuyển nhượng được quy định tại Điều 27 Nghị định 88/2010/NĐ-CP