Bài viết sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện xin giấy phép đầu tư sang Myanmar.
Cộng hòa liên bang Myanmar được giới chuyên gia kinh tế nhận định là “mỏ vàng cuối cùng ở châu Á” đây là một thị trường mới mở cửa sau một thời gian dài thực hiện các chính sách hạn chế đầu tư. Vậy khi thực hiện đầu tư sang Myanmar bạn cần lưu ý gì?
1, Đối với cơ quan Nhà nước Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam ủng hộ việc thực hiện đầu tư sang Myanmar, sẵn sàng tạo các cơ chế thông thoáng để thực hiện đầu tư. Để thực hiện đầu tư sang Myanmar bạn cần phải trải qua các bước công việc sau tại Việt Nam:
a, Xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
– Cơ quan giải quyết: Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Thời gian thực hiện 15 đến 20 ngày làm việc.
– Hồ sơ cơ bản cần:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
+ Văn bản xác nhận công ty thực hiện đầu tư;
+ Xác nhận về thuế, tài khoản ngân hàng,
b, Mở tài khoản và chuyển tiền ra nước ngoài
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bạn thực hiện mở tài khoản ngân hàng và liên hệ với Ngân hàng Nhà nước để đăng ký thời điểm dự kiến chuyển tiền ra nước ngoài.
– Cơ quan giải quyết: Vụ quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước;
– Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc;
– Hồ sơ cơ bản cần:
+ Đơn đề nghị theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước ban hành;
+ Văn bản dự kiến tiến độ chuyển tiền ra nước ngoài;
+ Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
2, Thủ tục đầu tư tại Myanmar
Các thủ tục tại Việt Nam cơ bản là đơn giản tuy nhiên đối với các thủ tục tại Myanmar thì thời gian thực hiện và các bước là rất phức tạp.
a, Cử nhân viên khảo sát
Việc khảo sát không chỉ bao gồm lựa chọn đơn vị tư vấn pháp luật của Myanmar mà còn là tìm hiểu về thị trường, thị hiếu, cơ hội dành cho bạn, có thể là truyền thông, phong tục tập quán của nơi bạn dự định đầu tư. Đây là bước quan trọng trong suốt quá trình đầu tư của bạn.
b, Lựa chọn đơn vị tư vấn đầu tư tại Myanmar
{loadposition hotro}