A&S Law cung cấp tin tức mới nhất về sở hữu trí tuệ. Phân biệt bản chất của
quyền tác giả và quyền đối với quyền độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp và quyền tác giả là hai đối tượng thuộc quyền SHTT, hai đối tượng này có sự giao thoa nhất định về mặt nội dung, vì vậy đã xảy ra trường hợp bao bì sản phẩm kem xoa bóp Gấu Misa của Công ty TNHH thương mại dược phẩm, bao bì y tế Quang Minh có mẫu mã tương đồng với bao bì kem xoa bóp Sungaz của Công ty TNHH Trường Sơn,nhưng một doanh nghiệp đã đem bao bì sản phẩm đăng ký kiểu dáng công nghiệp, còn doanh nghiệp kia lại đem đăng ký quyền tác giả, vì vậy khi xảy ra kiện tụng, việc phân xử gặp rất khó khăn.
Tháng 7/2004, khi Công ty TNHH Trường Sơn khiếu nại lên Cục SHTT về việc Công ty TNHH thương mại dược phẩm, bao bì y tế Quang Minh vi phạm quyền độc quyền kiểu dáng công nghiệp Sungaz, Cục SHTT đã ra công văn xác nhận rằng kiểu dáng công nghiệp Gấu Misa “không khác biệt cơ bản” với kiểu dáng công nghiệp Sungaz, tức đó là hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, Công ty TNHH thương mại dược phẩm, bao bì y tế Quang Minh đã kịp thời chứng minh rằng bao bì của họ đã được đăng ký bản quyền tác giả tháng 7-2002, trong khi 15 tháng sau bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của Sungaz mới được cấp, tháng 12-2003.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Ví dụ: vỏ tivi hoặc kiểu dáng bộ ấm chén.
Quyền tác giả là quyền dân sự của người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ gồm: tác phẩm âm nhạc, nhiếp ảnh, kiến trúc, điện ảnh, báo chí, tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, công trình khoa học…, trong trường hợp của Gấu Misa, tác phẩm được chứng nhận là hình thức thể hiện trên bề mặt hộp đựng ống kem với loại hình mỹ thuật ứng dụng.
Điều đáng lưu ý là nếu tác giả không đăng ký bản quyền tác giả thì tác phẩm cũng mặc nhiên được bảo hộ. Trong khi đó ngày ưu tiên đối với quyền độc quyền kiểu dáng công nghiệp được tính từ lúc tác giả nộp đơn xin bảo hộ. Kể từ thời điểm này, những kiểu dáng tương tự, cho dù các tác giả này đã sáng tạo một cách độc lập, cũng không được thừa nhận. Điều đó có nghĩa bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp mang tính tuyệt đối và chỉ một mình người sở hữu văn bằng kiểu dáng công nghiệp được quyền sử dụng, cũng như cho phép người khác sử dụng trên quốc gia đăng ký bảo hộ. Chính vì vậy việc xét duyệt cấp văn bằng bảo hộ cho một kiểu dáng công nghiệp thường rất khó do các yêu cầu về tính mới, chẳng hạn đối với Sungaz là gần ba năm.
Vấn đề nằm ở chỗ doanh nghiệp cần xác định mình mong muốn cái gì khi đem “đứa con tinh thần” đi tìm
nơi bảo hộ. “Doanh nghiệp phải phân biệt bản chất của quyền tác giả và quyền đối với quyền độc quyền
kiểu dáng công nghiệp thì mới có thể nhận thức được quyền lợi, hiệu lực và phạm vi bảo hộ mà mình nhận
được”.
Nguồn: Đài phát thanh truyền hình Cao Bằng
{loadposition hotro}