Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự là một thủ tục rất quan trọng trong quá trình làm sáng tỏ vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Về bản chất, phúc thẩm không phải là lần xét xử đầu tiên đối với một vụ án mà là lần xét xử thứ hai. Bài viết sẽ khái quát về thủ tục này.
Khái niệm cơ bản về phúc thẩm và các giai đoạn
Đầu tiên, phúc thẩm dân sự là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Sau đó ta xét đến thủ tục phúc thẩm: thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự (VADS) là cách thức tiến hành những hoạt động tố tụng của tòa án nhân dân (TAND), nhằm xét xử lại VADS mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật mà TAND cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Thủ tục phúc thẩm của một VADS bao gồm:
*Kháng cáo, kháng nghị.
Dưới góc độ pháp lý, ta có thể hiểu kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm (Cơ sở pháp lý liên quan quy định tại Điều 331, 333, 335, 339 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015). Còn kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án (Cơ sở pháp lý liên quan tại Điều 336, 337, 339, Chương XXV, Chương XXVI Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015).
*Thụ lý, xét xử
Thụ lý vụ án dân sự là việc tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. Thụ lý vụ án là sự mở đầu trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, là cơ sở để các giai đoạn tố tụng sau đó được thực hiện. Xét xử vụ án hình sự là giai đoạn thứ tư và cuối cùng, trung tâm và quan trọng nhất của hoạt động tố tụng hình sự, mà trong đó cấp Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành giải quyết vụ án.
Đặc điểm của thủ tục phúc thẩm VADS
Thứ nhất, thủ tục phúc thẩm VADS được quy định cụ thể trong các quy định của pháp luật tố tụng. Pháp luật quy định cụ thể những hoạt động tố tụng dân sự (TTDS), cơ sở áp dụng, cũng như thời điểm được tiến hành áp dụng.
Thứ hai, thủ túc phúc thẩm VADS được tiến hành sau khi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hợp pháp. Chỉ khi nào có kháng cáo của người có quyền kháng cáo, kháng nghị của viện kiểm sát (VKS) thì thủ tục phúc thẩm VADS mới phát sinh.
Thứ ba, chủ thể tiến hành thủ tục phúc thẩm VADS là TAND cấp trên trực tiếp. (cơ sở pháp lý tại điều 270 bộ luật dân sự 2015).
Thứ tư, thủ túc phúc thẩm VADS được áp dụng cho cả bản án và quyết định của TA cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự.
Thứ năm, kết quả của quá trình tiến hành thủ tục phúc thẩm VADS là bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm sẽ được giữ nguyên và đưa ra thi hành án, hoặc bị sửa, hủy hoặc chuyển hồ sơ vụ án sang cho Tòa án cấp sơ thẩm để xét xử lại, hoặc hủy và đình chỉ giải quyết vụ án (Cơ sở pháp lý tại điều 308 BLTTDS 2015).
Như vậy, thủ tục phúc thẩm là một trong các giai đoạn của tố tụng dân sự. Thủ tục phúc thẩm được tiến hành sau thủ tục sơ thẩm. Đây cũng là nội dung của nguyên tắc xét xử hai cấp mà hệ thống tòa án của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới áp dụng. Điều này nhằm đảm bảo tính thận trọng cho các phán quyết nhân danh Nhà nước.