Quyền tác giả là một trong những quyền được pháp luật SHTT Việt Nam ghi nhận và bảo hộ. Trong một số trường hợp nhất định, GCN quyền tác giả của chủ sở hữu có thể sai sót về thông tin về tác giả, chủ sở hữu trên GCN đăng ký quyền tác giả. Do đó, chủ sở hữu tự mình nộp đơn. Hoặc uỷ quyền cho cá nhân, tổ chức khác nộp hồ sơ xin cấp đổi GCN đăng ký quyền tác giả. Việc thay đổi thông tin GCN quyền tác giả là điều cần thiết.
1.Quy định về thay đổi thông tin GCN quyền tác giả
Theo quy định tại khoản 1 điều 55 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009: “Trong trường hợp GCN đăng ký quyền tác giả, GCN đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng. Hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này tiến hành cấp lại hoặc đổi GCN đăng ký quyền tác giả. GCN đăng ký quyền liên quan.”
Khoản 4 điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: “GCN đăng ký quyền tác giả, GCN đăng ký quyền liên quan được cấp đổi trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền liên quan hoặc thay đổi thông tin về tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm. Ghi hình, chương trình phát sóng.”
2. Tài liệu hồ sơ cần có tiến hành thay đổi thông tin GCN quyền tác giả
– Đơn xin đổi/cấp lại GCN đăng ký quyền tác giả;
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
Lưu ý: Tờ khai này cần phải có đủ các điều kiện sau: Được làm bằng tiếng Việt. Do chính tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên. Phải có đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả; có tóm tắt nội dung tác phẩm. Tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh. Thời gian, địa điểm, hình thức công bố. Cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
– Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả: 02 bản;
– Giấy giới thiệu của tổ chức được uỷ quyền cho cá nhân
– Đối với người nộp đơn là người thụ hưởng quyền của người khác do được thừa kế/chuyển giao thì cần có tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả. (Với tác phẩm đồng tác giả);
– Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu. (Với trường hợp quyền tác giả thuộc sở hữu chung)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Quy trình thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả
Bước 1: Nộp hồ sơ giấy chứng nhận quyền tác giả
Tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả có nhu cầu xin đổi Giấy chứng nhận quyền tác giả chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần như đã nêu trên. Hoàn thành hồ sơ đầy đủ, tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ có thể được nộp qua hai con đường: trực tiếp nộp hoặc qua đường bưu điện.
Bước 2: Lưu chuyển hồ sơ giấy chứng nhận quyền tác giả
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận hồ sơ của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả sẽ tiến hành chuyển hồ sơ tới Cục Bản quyền tác giả. Cục Bản quyền tác giả tiến hành xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Với những trường hợp Giấy chứng nhận quyền tác giả bị rách nát, hư hỏng hoặc có sự thay đổi về chủ sở hữu quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả sẽ dổi lại Giấy chứng nhận quyền tác giả cho người nộp đơn.Với những trường hợp Giấy chứng nhận quyền tác giả bị mất, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Bước 3: Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền thực hiện trả kết quả
Khi đã có kết quả từ Cục Bản quyền tác giả, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp nhận kết quả. Sau đó chuyển giao lại cho người nộp đơn ngay sau đó.
Thời hạn giải quyết: Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận. Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp từ chối cấp đổi GCN đăng ký quyền tác giả. Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.