Khi cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu về đồ nội thất của người tiêu dùng cũng đa dạng hơn. Ngoài ra, thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu đồ nội thất. Vì vậy mà việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nội thất là thủ tục cần thiết đối với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
1. Hồ sơ tài liệu cần có để tiến hành đăng ký nhãn hiệu nội thất
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Cục SHTT;
+ Mẫu nhãn hiệu đăng ký. Và danh mục hàng hóa ,dịch vụ nhãn hiệu sản phẩm nội thất;
+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký. Nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên. Nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí ĐKNH;
+ Giấy ủy quyền của chủ sở hữu cho tổ chức đại diện tư vấn thay mặt nộp đơn đăng ký.
2. Thủ tục tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nội thất
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nội thất
Các cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn trực tiếp hoặc ủy quyền thông qua đại diện. Có thể gửi đơn qua đường bưu điện đến Cục sở hữu trí tuệ trụ sở tại Hà Nội. Hoặc hai văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nội thất
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu. ( Thời gian thực hiện 1-2 tháng ).
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn. (Các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm. Phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;…). Và ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Hoặc thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ. (Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong đơn đăng ký);
Giai đoạn 2: Công bố đơn ĐKNH trên công báo SHCN.
Đơn ĐKNH được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ. Ngoài ra, người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn đăng ký;
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn ĐKNH sản phẩm nội thất. ( Thời gian thực hiện 9 – 12 tháng ).
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn. Dựa theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Trong quá trình thẩm định nội dung, Cục SHTT có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn. Cung cấp các thông tin thuộc phạm vi của đối tượng nêu trong đơn.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nội thất.
Khi tiến hành kiểm tra và xét thấy đáp ứng mọi điều kiện. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Bên cạnh đó, ghi nhận và đăng bạ Sổ đăng ký quốc gia về SHCN.
Lưu ý:
– Sử dụng nhãn hiệu. Sau khi được cấp giấy chứng nhận nếu trong vòng 5 năm liên tiếp mà chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu trên thực tế thì nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ hiệu lực.
– Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để tiếp tục duy trì hiệu lực cho văn bằng.