Việc sử dụng nhãn hiệu quy định không đúng cách có thể dẫn đến việc mất nhãn hiệu. Cụ thể, nó làm cho nhãn hiệu trở thành một tên gọi chung và không còn khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp. Sử dụng NH là vấn đề then chốt và quan trọng đối với người nộp đơn.
Việc sử dụng NH hợp lý, không vi phạm quyền, không bị đối thủ lấy mất nhãn hiệu cũng là điều quan trọng. Người nộp đơn khi có nhãn hiệu mới cần liên hệ với luật sư, với đại diện SHTT. Bạn sẽ được tư vấn, tra cứu và đăng ký nhãn hiệu.
1. Cơ sở pháp lý về việc sử dụng nhãn hiệu
Khoản 2 Điều 136 của Luật sở hữu trí tuệ có quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, theo đó: “ Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên, khi có một bên thứ ba yêu cầu chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà chủ sở hữu không đưa ra được lý do chính đáng thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực, trừ trường hợp việc sử dụng nó đã được bắt đầu hoặc được bắt đầu lại trong vòng ba tháng kể từ ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.”
Như vậy, theo quy định tại Khoản 5 Điều 124 của Luật sở hữu trí tuệ, sử dụng NH là việc thực hiện các hành vi sau đây
– Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
– Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
– Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
– Sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng.
Thông thường, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn (có thể gia hạn). Nhưng quyền đối với nhãn hiệu không phải lúc nào cũng được duy trì đối với chủ sở hữu suốt thời gian đó. Chủ sở hữu NH phải thực hiện nghĩa vụ của mình về việc sử dụng NH để tránh bị chấm dứt hiệu lực trước thời hạn.
2. Dịch vụ tư vấn nhãn hiệu của công ty chúng tôi
- Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng ĐKBH của nhãn hiệu;
- Tư vấn phương án sửa đổi ĐKNH để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;
- Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu;
- Đại diện cho khách hàng, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp GCN ĐKNH. Ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Đánh giá hiệu lực GCN ĐKNH và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu;
- Xử lý vi phạm nhãn hiệu;
- Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu.
Xem thêm