Trên thực tế, có rất nhiều tranh chấp về việc xâm phạm SHTT nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng. Vậy những hành vi nào được coi là xâm phạm quyền tác giả? Pháp luật SHTT quy định thế nào về hành vi xâm phạm? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một số vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả theo quy định.
Quyền tác giả theo quy định
– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Theo đó, tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Luật SHTT có quy định. Thời điểm phát sinh quyền tác giả và quyền liên quan như sau.
– Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố. Đã đăng ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ.
– Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Các quyền lợi mà chủ sở hữu quyền được hưởng
Theo Điều 19 và 20 của Luật SHTT, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được bảo hộ tự động về cả quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả
Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì có quyền nhân thân bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm;
- Cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.
Đối với chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền sau:
- Công bố, phổ biến hoặc cho phép người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình (trừ trường hợp tác giả và chủ sở hữu có những thỏa thuận khác);
- Cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình (trừ trường hợp tác giả và chủ sở hữu có những thỏa thuận khác).
- Quyền tài sản thuộc quyền tác giả
Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như sau:
- Được hưởng nhuận bút;
- Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng. Được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản. Tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình. Ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, cải biên, chuyển thể, cho thuê…;
- Được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
- Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì được hưởng các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả, bao gồm:
- Nhuận bút, thù lao khi tác phẩm được sử dụng;
- Được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
Ngoài ra, đối với chủ sở hữu nhưng không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức. Cụ thể như xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn. Phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, cải biên, chuyển thể, cho thuê…
Trên đây là một số nội dung liên quan đến quyền tác giả. Để được giải đáp thắc mắc và tư vấn dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi.