Trên thị trường từ trước đến nay tồn tại rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung. Cũng như lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói riêng. Vấn đề lợi ích kinh tế đối với các doanh nghiệp nhằm đạt được mục đích lợi nhuận về mình là hành vi cạnh tranh. Điển hình là hành vi không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.
1. Cạnh tranh không lành mạnh theo quy định về nhãn hiệu
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được đề cập lần đầu tiên trong Công ước Paris năm 1883. Đây là công ước quốc tế đầu tiên và quan trọng nhất. Điều chỉnh hoạt động bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN. Theo quy định này, cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các đối tượng của quyền SHCN bao gồm 3 hành vi:
“1. Hành vi gây ra sự nhầm lẫn;
2. Hành vi làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh;
3. Hành vi có thể lừa dối công chúng”
Trong 3 hành vi nêu trên, có hai hành vi cạnh tranh liên quan đến nhãn hiệu. Cụ thể là gây ra sự nhầm lẫn và hành vi có thể lừa dối công chúng. Như vậy, xét về mặt khoa học pháp lý, cạnh tranh không lành mạnh có thể liên quan đến toàn bộ các đối tượng của quyền SHTT nói chung. (Bao gồm quyền tác giả. Và quyền liên quan đến quyền tác giả. Quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng).
Tuy nhiên, về mặt luật thực định. Pháp luật hiện hành chỉ quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN.
Có thể nói, hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT là một trong các dạng hành vi xâm phạm quyền SHTT. Và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong SHTT thực chất là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHCN.
2. Tại sao phải áp dụng biện pháp hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
Xét thấy hành vi xâm phạm quyền SHTT không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền. (Là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT). Mà còn có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Cũng như gây tổn hại cho lợi ích của xã hội nói chung. Làm hỗn loạn thị trường kinh tế và thiệt hại lớn. Như vậy, việc quy định những hành vi xâm phạm quyền SHTT. Đặc biệt là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT sẽ bị xử phạt hành chính là điều cần thiết theo quy định
4. Quy định về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. “Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”.
Ngoài ra, quy định điều chỉnh cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018. Trong số 7 hành vi không lành mạnh về việc cạnh tranh được liệt kê tại Điều 45 Luật Cạnh tranh. Hành vi cạnh tranh liên quan trực tiếp đến việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu đó là. “Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng”.