Những bí mật của Trung Nguyên và ‘vua cà phê’ Đặng Lê Nguyên Vũ

Những bí mật của Trung Nguyên và ‘vua cà phê’ Đặng Lê Nguyên Vũ. Là những cái tên rất nổi tiếng tại Việt Nam nhưng cả Trung Nguyên và “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ đều có những bí mật lớn.

Bí mật tên Trung Nguyên
“Vua cà phê Việt” Đặng Lê Nguyên Vũ giải thích ý nghĩa của thương hiệu Trung Nguyên. Theo ông Vũ, Trung Nguyên có hai nghĩa. 
Thứ nhất, Trung Nguyên là miền trung cao nguyên, cao nguyên trung phần. Thứ hai, ngày xưa khi đọc truyện kiếm hiệp, ông biết trung nguyên là vùng đất trung tâm của Trung Quốc. Ai mà chiếm được trung nguyên sẽ trở thành bá chủ thế giới
“Tôi muốn là bá chủ thế giới nên đặt tên Trung Nguyên. Chỉ đơn giản vậy thôi” – Ông Vũ không giấu giấc mơ lớn của mình. Và ông khẳng định đó không phải là tham vọng. Mà đó là khát vọng. “Phải toàn cầu hóa Trung Nguyên, phải đưa Trung Nguyên ra ngoài thế giới” – Ông Vũ cho hay.

 

 

 

Ông Vũ cũng lý giải nguyên nhân tại sao không đặt một cái tên “Tây” cho người “Tây” dễ đọc để dễ chinh phục thế giới. 
Ông Vũ khẳng định: “Một mặt nếu Trung Nguyên có đầy đủ nội lực, đưa ra được tư tưởng, nội hàm quan trọng cho vấn đề tư tưởng café thế giới, giống tư cách của nhà lãnh đạo. Nó sẽ là tính duy nhất nên việc khó đọc lại là một lợi thế.
Nếu ngược lại tiếp thị không tốt, không định vị mình là trung tâm, đôi khi thương hiệu chỉ cần ghép 2 chữ đầu là được. Thương hiệu này sẽ hưởng lợi thành tựu trong quá khứ, kết nối giữa nguồn gốc với cái muốn phát triển trong tương lai”.
Dùng cà phê Việt là yêu nước
Ông Vũ cũng định vị rõ thương hiệu và khách hàng. Theo ông Vũ, một thương hiệu đại diện cho bản sắc, có giá trị gì người ta mong đợi khi thưởng thức sản phẩm đó, trong không gian của thương hiệu đó.
“Còn khách hàng? Họ là ai, họ mong muốn họ là ai, mong muốn được người khác thừa nhận là ai. Đây là điều mà Trung Nguyên cần định vị. Và Trung Nguyên sẽ làm tới cùng” – Ông Vũ đề cập tới “khái niệm” khách hàng của Trung Nguyên.
Ông Vũ muốn những người đến với Trung Nguyên là người thực sự sành cà phê, muốn uống cà phê. Đó là tập người đầu tiên Trung Nguyên hướng tới. Tập người thứ hai không phân biệt tuổi tác, ví dụ như những người hoạt động trí tuệ. Thứ ba, cần nói đến nhận thức, chuỗi giá trị, vấn đề hưởng ứng thương hiệu Việt, thuần Việt có bản sắc, khát vọng ra toàn cầu.
Người tiêu dùng nếu nhận thức được vấn đề trên sẽ hưởng ứng tinh thần yêu nước. Ba tập người này là mục tiêu Trung Nguyên nhắm đến và phải làm bằng được.
Hiện tại đang có trào lưu hưởng ứng hàng Việt. Đấy là sự trưởng thành về nhận thức, chính trị. Điều này vô cùng quan trọng. Bất cứ quốc gia nào đi lên, không có trưởng thành về nhận thức dùng hàng nội thì đó sẽ trở thành thách thức lớn vì quốc gia đó chỉ là nơi là tiêu thụ, không trở thành nơi cung ứng.
“Có thể nhận thấy những bài học tương tự từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Tôi thấy càng trưởng thành, họ càng khẳng định bản sắc của họ, càng ủng hộ những giá trị đến từ quốc gia họ. Họ ý thức rõ ràng điều họ ủng hộ chứ không a dua, bắt chước” – Ông Vũ chia sẻ.
Trung Nguyên không chỉ bán cà phê
Triết lý kinh doanh của ông Vũ khá khác biệt. Bán Trung Nguyên, ông không chỉ bán cà phê mà còn dồn vào từng gói nhỏ bao tâm sức. Đặc biệt, ông luôn đau đáu với lớp trẻ.

 

 

 

 

Theo ông Vũ, lớp trẻ – tương lai đất nước, giường cột đất nước mà là nô lệ về tư tưởng và ngưỡng vọng bên ngoài là điều rất đáng báo động. Đương nhiên, ta vẫn cần học hỏi bên ngoài, cái gì hay thì hấp thu nhưng đưa lên tới mức tín ngưỡng , thờ phụng vọng ngoại đến mức thái quá, thì quốc gia đó không bao giờ phát triển được.
“Tôi là người rất ưu tư cho những chuyện to lớn này. Nhiệm vụ của Trung Nguyên bây giờ là tranh chấp tư tưởng, không còn bán cà phê nữa. Đây là điểm vô cùng quan trọng” – Ông Vũ nói.
Ông đã đặt ra nhiệm vụ qua tách cà phê nhỏ. Ông muốn nói lại với giá trẻ của Trung Nguyên rằng Trung Nguyên cung ứng cái các bạn đang cần về sản phẩm vật lý, chất cà phê phù hợp, phong cách và tất cả mọi điểm.
Nhưng quan trọng hơn hết là chúng ta cùng nói chuyện  để làm sao nhận thức đúng đắn và thức tỉnh thực sự để có thể trỗi dậy thành một quốc có tư duy độc lập, tư duy khẳng định mình có sứ mệnh nào đó, kể cả thiên mạnh với thế giới này chứ mình không chỉ là nơi người ta đổ vào mọi thứ, là nơi lai căng văn hóa, tiêu thụ hàng hóa bên ngoài.
Những quốc gia không sáng tạo ra văn hóa hàng hóa để cung ứng thì quốc gia đó chỉ là quốc gia nô dịch, thậm chí là nô lệ. Việt Nam không thể nào như vậy được.

Ông Vũ giãi bày: “Các bạn có thể hỏi được cộng sự thân tín của tôi. Tôi không phải người bán cà phê thông thường. Tôi mong muốn qua những tách cà phê, gói cà phê,  tôi nung chí khát vọng cho đội ngũ hoài bão, thực hiện những gì to lớn hơn. 
Tôi nói với anh em, Trung Nguyên thành công sẽ là nguồn cảm hứng cho quốc gia, dân tộc chứ không phải thành tựu kinh doanh đâu, không phải là thước đo tài chính. Tôi theo đuổi điều đó hơn là kinh doanh thuần túy”
Đoàn kết để tạo giá trị Việt
Khi nói chuyện với các doanh nhân, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nhấn mạnh: “Tôi mong chúng ta hội tụ, thống nhất để nhanh chóng hướng về một hướng theo một chiến lược mới.
Chúng ta là lực lượng mới, sẽ là lực lượng trung tâm trong công cuộc kiến thiết đất nước này, xác lập tinh thần quốc gia dân tộc trong khát khao hoài bão đưa hình ảnh Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, ảnh hưởng Việt Nam thông qua các hoạt động kinh tế, cái này vô cùng quan trọng”.
Ông Vũ khẳng định: “Nếu đơn độc thì họ diệt hết. Việt Nam sẽ chỉ là nơi tiêu thụ, cung ứng nguyên liệu thô, sức lao động thôi”.
Tinh thần đoàn kết không chỉ thể hiện giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà còn thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Nhiều năm trước đây, ông Vũ đã có những nỗ lực lớn khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn.
Hiện nay, đa số người dân đều biết đến chương trình “Người Việt dùng hàng Việt” nhưng không phải ai cũng biết ông Vũ là người khởi xướng chương trình này.
Với những hoài bão lớn và hành động quyết liệt, ông Vũ đang gặt hái được những thành công đáng kể khi đưa Trung Nguyên ra biển lớn.

Nguồn:VTC.vn

{loadposition hotro}

Câu hỏi thường gặp

TRẢ LỜI:

# Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 quy định như sau:

1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

TRẢ LỜI:

Hiện nay Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự làm hoặc Ủy quyền đăng ký qua Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp

Đại diện sở hữu công nghiệp → Giống như Kiểu Công ty Luật A&S 

Có thể khái quát việc nộp đơn như sau

1. NỘP ĐƠN QUA ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hồ sơ gồm: 

- GIẤY ỦY QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN 

- MẪU ĐƠN (10 MẪU 8X8 CM)

2. TỰ NỘP ĐƠN

CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY LÀ CHỦ ĐƠN 

  1. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  2. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  3. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  4. Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là Công ty (CÁ NHÂN KHÔNG CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ KINH DOANH) 

NHÃN HIỆU TẬP THỂ

1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

3. Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

4. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

5. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

6. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Trả lời

- Tra cứu thương hiệu độc quyền cơ bản, sơ bộ: Trong dạng này, thời gian tra cứu thương hiệu độc quyền sơ bộ chỉ mất 03 đến 05 tiếng để tra cứu. Tuy nhiên, việc tra cứu này không đảm bảo được chính xác thương hiệu có sự trùng lặp, tương tự hay không vì dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp trên trang dữ liệu quốc gia đã được cập nhật trước thời điểm tra cứu 03 tháng, tức là tại thời điểm tra cứu thì các đơn mới nộp trong khoảng 03 tháng trở lại đây là chưa được cập nhật trên dữ liệu quốc gia nên không thể tra cứu chính xác 100%.

Link tra cứu miễn phí: 

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

- Tra cứu thương hiệu độc quyền chi tiết, nâng cao: Trong dạng tra cứu này, độ chính xác đạt cao nhất, được tiến hành bởi các chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tỷ lệ đăng ký thương hiệu độc quyền cao nhất, các chuyên viên, chuyên gia sẽ thẩm định và kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để có cở sở điều chỉnh lại thương hiệu sao cho phù hợp nhất.

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU 

Trả lời

CÓ HAI CÁCH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. NGƯỜI NỘP ĐƠN TỰ NỘP

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại một trong ba địa chỉ sau:

- Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Lưu ý: Hai văn phòng đại diện chỉ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký, còn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền chỉ có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội.

2. NỘP ĐƠN THÔNG QUA ĐẠI DIỆN SHCN A&S LAW FIRM

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU →

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền với thời gian của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng 01 tháng đến 03 tháng;

- Giai đoạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;

- Giai đoạn đăng công bố lên Công báo A từ 4-6 tháng từ ngày chấp nhận hình thức đơn

- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng từ 14 tháng đến 16 tháng;

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ dao động trong khoảng 24 tháng đến 26 tháng theo quy định của pháp luật.

Trả lời

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM LÀ 10 NĂM VÀ ĐƯỢC GIA HẠN KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LẦN CĂN CỨ

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

” Giấy chứng nhận nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Trả lời

NHÃN HIỆU CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC

HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG GỒM

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần các giấy tờ:

Bản gốc của giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu or văn bản bảo hộ; Kèm thêm 2 bản hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải có chữ kỹ từng trang. Mộc đỏ của con dấu " Nếu có "; Thêm vào là giấy ủy quyền từ bên chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng / chuyển giao nhãn hiệu theo quy định pháp luật và hợp đồng 2 bên thỏa thuận.

Thời gian hoàn tất việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao nhãn hiệu là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Đăng ký nhãn hiệu | How to set up representative office in Vietnam? | Trademark registration in Vietnam